kịch rối, lầu bầu, nhạc, nhặt nhạnh, viết

(tục) ba ngàn năm trước

thấy trong đầu quá lắm léo nhéo buộc phải lẩm bẩm ra vài lời:
“bỗng đột nhiên, đã trải qua bao nhiêu năm.”
“hóa ra những ngày đau buồn cũng lâu trôi như thế.”
“làm sao mà tôi phải đi?
cái này tôi phải trách mình.
tôi hai hôm trước chẳng hiểu nghĩ gì
vô duyên vô cớ chạy đi coi mặt trời lặn.
cái mặt trời lặn ấy với cái mặt trời tôi nhớ mình cùng ngắm giống nhau y hệt.
bất kể tôi làm bộ như không việc gì ra sao
tôi cũng buộc phải thừa nhận
rằng tôi đã mất đi quá nhiều.”

nghe thế tôi nghĩ, chắc chết phải tìm được người đọc điếu văn cho mình đã. người đọc điếu văn cũng là người viết điếu văn? cũng có thể. muốn chết, tôi nghĩ. nhưng chưa tìm được ai để tự hỏi tự trả lời tôi phải đi rồi vì sao tôi phải đi hai ngày hôm trước vô duyên vô cớ chẳng hiểu sao. mà chạy đi ngắm mặt trời lặn. thì phải tìm được người như thế, mà đã phải chết trước tôi rồi đã. còn sống thì tôi không dám xác định mà cũng không dám hé ra. sợ dọa người ta. thế rốt lại là mình sợ hay mình sợ dọa người ta. rốt lại là mình sợ bị chỉ trích có lỗi. lỗi là dọa người ta. and what’s not. thế nên tạm thời chưa chết vội.

nghĩ quẩn một vòng như thế hóa ra cuối cùng là mình vẫn sống và tôi muốn sống.

công-bẩn-tổng-tư chắc hẳn không muốn chết. nhưng không nghĩ muốn chết. là chết thì cũng không sao. nhưng không phải muốn chết.

Amamiya Iori chắc biết thế.

(công-bẩn-tổng-tư là miyamoto sô-ji)

vì sao cứ mỗi lần nghe thấy Hoàng Lập Cương lải nhải “truyền thừa” là lại thấy nhột. chẳng phải công-bẩn-tổng-tư với Kiếm Vô Cực cũng suốt ngày lải nhải. là vì không thích chấp nhận creative procedure reality là Hoàng Lập Cương có ám vào nhân vật à? nhưng ai chẳng muốn ám vào nhân vật. tự nhân vật trong tương tác với người đọc người xem đã không phải nhân vật như khi được hình thành. ở một giai đoạn sáng tác nào đó.

thấy nhột là vì cái “truyền thừa” của miyamoto sô-ji đã viết được đến độ hoàn toàn selfless. đi đánh nhau? cái võ này con mình dùng được. thách mình đánh cược mình có khi là sẽ chết thằng cha này biến thái creepy lắm một thứ bất thường? nhưng con mình sẽ học được cái võ này. hừm.

có lẽ có sự cân nhắc vì mình sẽ có thể … chết à? nhưng có lẽ không có sự sợ.

“truyền thừa” này không phải hi vọng để mình sống. là cái khác sống. một cái mà mình rất muốn nó sống. nhưng không phải để mình sống.

thế nên Hoàng Lập Cương có gây ra 3000 sóng gió drama cũng không thể nào hoen bẩn được đến góc áo giẻ lau của Miyamoto Sôji ngày ấy.

lại cũng như Amamiya Iori.

một ai đó cũng-có-thể-gọi-là-Liễu柳-Yên烟-Bắc北 (a senpai strictly in the sense of fandom) hôm nọ nói, vì sao bảo nhân vật nữ viết không hay bằng nhân vật nam. là vì tự họ không có câu chuyện lối đi riêng của mình. họ cứ phải bổ trợ cho ai đó, tồn tại trong mạng lưới quan hệ với một ai đó. ai đó thường là đàn ông. câu chuyện về đàn ông. lại lấy ví dụ Phượng Điệp, nói Phượng Điệp chỉ toàn bảo, người yêu của Kiếm Vô Cực, con gái của Nhậm Phiêu Miểu. gì đó của gì đó-có tính đàn ang.

trong lúc gọt dưa chuột tôi nghĩ bụng, ờ. bất kể cố gắng vờ vịt kiểu gì. cũng không thể không thừa nhận. mẹ chúng tôi. (amamiya iori). mẹ chúng tôi không có câu chuyện riêng. “truyền thừa” là “truyền thừa” thay cho miyamoto sôji đã chết. cho các con của họ.

nhưng vấn đề là miyamoto sôji và “truyền thừa” lại là selfless.

vậy bọn mình có so đo cái này không?

thì as usual: đã không thành vấn đề nếu bạn không phải đàn bà.

chính là giống như nhận xét (của Ronald Egan) về Lí Thanh Chiếu và đàn bà khi bắt đầu thâm nhập vào một hệ thống do đàn ông tạo ra, định quy ước, chiếm ưu thế số đông. mà lại giả giọng đàn bà??? a feminine voice aesthetic as projected and dictated by men. cả một truyền thống văn học tồn tại như một oxymoron. chính là một thực tế: đàn bà vốn đã và vẫn đang sống như thế trong xã hội. không phải là không thể tự chủ, hay không thể có câu chuyện riêng, mà bản thân việc trong tấn kịch nhân vật đàn bà không được có câu chuyện riêng đã là một phản ảnh của thực tế- định nói chúng ta, nhưng thật là đoàn thể- mình đang sống.

lại đồng thời: bản thân mình là đàn bà. bản thân mình đang sống một thực tế vất vưởng chơi vơi mà không hẳn là do mình là đàn bà mà chỉ là: với tư cách con người, dạo này tôi thiếu cố gắng quá. nhưng nói chung vì thường vất vưởng bị gậy nhiều hơn có đất có dùi để cắm, nên tôi lại. đâm khó lòng resist những câu chuyện, hay là xác những câu chuyện, pre- một cái gì đó tồn tại ở thể tiền-tồn-tại (chính là dạo này tiếng tây deep thực cùn vì chỉ mải nghe tiếng Đài ngọng để dịch ra tiếng mẹ đẻ =)) mà cũng lâu chẳng suy nghĩ). tóm lại là khó lòng resist những bóng chuyện vất vưởng. vì mình như thế nên cần phải tìm đến những câu chuyện và nhân vật tương tự, chỉ hiện ra rõ ràng ở chỗ lờ mờ. nói dễ nghe là subtle nuances. nói khó nghe: là viết không hay bằng nhân vật đàn ang.

nhưng Amamiya Iori là một sự tồn tại mà tiếng thiên triều sẽ diễn đạt là 强大 “cường đại.” to lớn, mạnh mẽ, vững vàng, lồng lộng, something grand, the kind of thing that would be seen, on a clear day when one can see until forever. rất khó tả, hoặc là mình thiếu chữ, nhưng nếu có thể viết ra một bóng nhân vật đến thế thì- tạm thời ở thực tế hiện tại mình đang sống đây, tôi đã mãn nguyện.

chính là một sự tồn tại một khi đã tiếp xúc với công chúng thì sẽ tự có sức sống của nó mà không bao giờ tắt, chừng nào còn có sự va đập từ khoảng-hình-thành-sáng-tác với khoảng-đón-nhận-lí-giải.

đại loại Diệp Gia Oánh có nói gì đó về chuyện tác phẩm chỉ là artifact khi được tạo/tác ra thôi, phải có sự tiếp xúc với công chúng để được lí giải thì nó mới thành tác phẩm nghệ thuật.

(hay gì đó. cần phải đi học để nói cho ra hồn)

nói như thế thì Vị San Hô là một nhân vật thành công hơn, nghĩa là Quý Điện ở một mặt nào đó đã viết nhân vật nữ thành công hơn Tam Huyền.

dĩ nhiên tôi nói thế là đang giả định khá vô căn cứ là nhân vật nữ đỉnh cao của Tam Huyền là sư nương còn nhân vật nữ đỉnh cao của Quý Điện là con mùi. nhưng dẫu sao đây cũng chỉ là tiếng léo nhéo trong đầu mình chưa cần căn cứ vội. để léo nhéo tiếp.

thế giới của Vị San Hô tự nó đã thành hình, tự Vị San Hô là một câu chuyện riêng, tự Vị San Hô lại có đất kể câu chuyện của mình. trong thế giới có Vị San Hô, Vị San Hô ở vào thế dominant, là chủ động tương tác với những (thế) lực áp đặt/ảnh hưởng/tương tác với mình. nói tóm lại là đời vứt cho quả chanh thì chị mùi giồng cả vườn chanh tự mưa nước chanh giả lại. nó kì diệu như vậy. thế nên Vị San Hô có làm gì tôi cũng tin được.

trừ gào lên thảng thốt tao bất ngờ quá tao bị bọn đàn ang nó chơi rồi???? #fakenews

Vị San Hô thì hẳn không muốn chết, nhưng có chết thì … nhưng vấn đề là Vị San Hô không (thể) bị dồn vào chỗ chết (so far).

tính ra Dục Tinh Di có vẻ cũng chết ở tư thái selfless như thế. nói là có vẻ vì thực ra chưa xem đến đoạn thằng cha này nó thực sự xuống sàn, và thực sự nó cũng chưa chết, và thực sự là khi cái tôi của thằng cha đã lớn đến bao trùm thâm nhập thời đại của nó thì là nó có self hay nó không self? 搞不通.

nói một hồi cảm thấy hết muốn chết. lại quay về bài ca ba ngàn năm sau/trước: đi bộ, ăn bữa khuya. người sống lâu rồi sẽ chẳng đừng phải hiểu, cái đã qua sẽ để nó qua, lại trơ mắt ngó có những thứ, “vô thanh vô tức” mà nó “tiêu thất.”

ờ cái 入聲 này cái niềm hạnh phúc bật âm cuối -t -k này. không dịch được.

phải đi.

(amamiya iori; vị san hô; cũng-có-thể-gọi-là-Liễu柳-Yên烟-Bắc北; ba ngàn năm sau)

chưa đầy ba phút sau nhớ ra phải bổ sung: còn có Lí Kiếm Thi là Khương Tầm viết đã suýt suýt chút nữa là một nhân vật sẽ hay. vì dọc 12 mùa kịch đến nay không có nhân vật nào struggle trong quá trình ngộ võ là một theme kinh điển của knight-errand creative genres mà là đàn bà. là đàn bà trong Kim Quang thì đều chỉ dẫn đưa đường đưa lối cho ai đó. chỉ có Lí Kiếm Thi là kinh lịch dạng Phong Thanh Dương: là tự ngộ ra và học lấy đường lối kiếm khác với convention của gia đình và môn phái nên buộc phải chọc cửa sổ mé đông trốn nhà đi biệt tích =))

thế xong rồi dính cải thối nên chắc hẳn Khương Tầm gác lại arc cố sự của Lí Kiếm Thi. mà cũng may là đã chứ nếu không chắc mình đập đầu vào đầu gối chết là hơn.

Amane Shimo/vũ âm xoong/sương thì lại. chính là coi lại đoạn sư nương dạy dỗ thúy xoong mới ngẫm ra sự tương phản giữa nhân vật nam nhân vật nữ và theme “ngộ (võ)” đó: thế mạnh của Sương lúc bấy giờ với Kiếm Vô Cực và Tuyết Sơn Ngân Yến là thế mạnh ở dạng lời nói. vai trò ở những gì nói ra. thế nên sư nương chỉnh: phải nghĩ lại xuất phát điểm ở tư duy của mình. nói cho đúng chỗ mới được.

như thế không phải là dở nhưng khi ai cũng thế thì cái thực tế này nó thật dở. vì thế Lí Kiếm Thi mới thực là hay.

thế nên Hoàng Lập Cương pls give up on all the women just stick to your shounen-boy dream man.

(lí kiếm thi)

Standard