dịch, kịch rối, misc, nhạc, nhạc nhẽo, nhặt nhạnh

tuổi xanh đi mất, không còn gặp lại*

… Dục Tinh Di với cô đều được bộ mặt rất đẹp, môi mỏng chỉ khẽ mím lại là trắng bợt, mày mắt vừa dài vừa hẹp chứa đựng nghi kị và mưu toan. Tướng mạo như thế, đã từng bị lão rùa xem tướng rong lừa đảo ở Hải-Cảnh chặn đường, sấn lên đầu tiên là tâng bốc nức nở một phen, đại loại “tướng vợ chồng giời sinh, khôi ngô đẹp đẽ quá.” Liền đó “vận hạn lớn ở mệnh, có thể chung hoạn nạn nhưng khó hưởng phúc, không phải số ở bên nhau lâu dài.”

Lúc bấy giờ hai người chỉ cười không nói gì, bây giờ nghĩ lại, hóa ra nói cũng đúng, đá biết tuổi vàng thề thốt trăm năm còn chẳng có, nữa là ở bên nhau.

Huo shan kou de tan ge 火山口的探戈, “Hua luo ren bu hui” 花落人不悔 (Hoa rụng tiếc chi đâu) (2022) (lofter).

  • … góc biển chân trời, nào thấy tăm hơi:

(tôi, vừa đọc vừa live rìviu lại cho bạn:

mình: thật là 矯情
also mình: haiyah 2022 rồi vẫn silent s spain

Standard
dịch, fiction, kịch rối, misc, nhặt nhạnh

“dù chuyện là về”

… Sau khi cưới Ôn Di, y đặt toàn bộ tinh thần vào người vợ lẽ này, cùng cô ngâm thơ xướng họa, uống rượu gảy đàn, ngày ngày phong hoa tuyết nguyệt, cuộc sống vui vẻ biết mấy. Còn việc ở hình đường, một mình Thúy Hoàn cũng giải quyết được, có mình hay không đã chẳng quan trọng từ lâu.

Một hôm, Đường Tuyệt uống say bí tỉ, quá giờ Thìn mới dậy. Y vừa dậy, vào tới phòng khách, gặp ngay Đường Cô đang đợi mình.

“Giờ Mão qua lâu lắm rồi.” Đường Cô hỏi: “Ngày trước đâu có thấy anh dậy muộn thế này.”

“Việc gì chị dâu cậu cũng lo liệu được cả, không cần đến anh.” Đường Tuyệt cười hỏi: “Ăn cơm sáng chưa? Anh bảo Ôn nương làm hai món nhẹ, tay nghề cô ấy khá lắm nhé.”

“Anh không gặp Cẩm Dương bao lâu rồi?” Đường Cô hỏi. Đường Tuyệt cau mày: “Chị bảo cậu gọi anh về?”

“Không phải chị dâu bảo, tự em tới. Hai ngày trước, chị ấy sắp xếp cho em vào vệ đường.” Đường Cô nói. “Là chỗ anh năm.”

Đường Tuyệt gật gật đầu, nói: “Ngày trước là cậu sáu giúp anh cả, cậu tư giúp cậu ba, cậu năm không giúp ai. Nay cô ấy là phó quản sự, bảo cậu thân cận với cậu năm, giữ quan hệ tốt, cũng là lo xa.”

Đường Cô lắc đầu nói: “Ý chị dâu muốn em tìm chỗ sơ hở của anh năm, phụ chị ấy lên ghế.”

Đường Tuyệt sững người. Đường Cô trọng tình, tuy rằng thân với mình nhất trong các anh em, nhưng bảo nó toan tính với anh em …

“Chị dâu bảo, họ không đề phòng em, mới dễ phạm lỗi trước mặt em.” Đường Cô rót chè, lại nói tiếp: “Sau việc ở Hành Sơn, anh ba đã hết hi vọng. Chị dâu lôi kéo anh tư, anh ba lại quay sang nương nhờ vào anh cả.”

“Cha vẫn đang tuổi tráng niên, nôn nóng những chuyện này cũng sớm quá.” Đường Tuyệt nói. “Anh thấy ba ông anh của cậu cũng không phải đối thủ của chị dâu cậu.”

“Anh hai, đi thăm Cẩm Dương đi.” Đường Cô nói: “Nó sắp không biết gọi ‘cha’ là gì rồi.”

Đường Tuyệt im lặng.

Chiều hôm ấy, y đi thăm con. Thúy Hoàn đi hình đường làm việc, vú em bế cậu bé ra cho Đường Tuyệt, Đường Tuyệt ôm vào lòng, Đường Cẩm Dương gọi mấy tiếng ‘cha’, trong lúc vui sướng y bế con lên cao, chẳng ngờ Đường Cẩm Dương lại sợ phát khóc, y luống cuống mãi vẫn dỗ không yên, chỉ đành để vú em bế vào, hơi có chút buồn phiền. Lát sau, Thúy Hoàn về, thấy y cũng không lạ lùng gì, chỉ hỏi tới lúc nào.

“Ăn xong cơm trưa thì sang.” Đường Tuyệt nói. “Con nó sợ cao.”

Thúy Hoàn nói: “Hay là, bế qua chơi mấy hôm?”

Đường Tuyệt gật gật đầu.

Thúy Hoàn lại hỏi: “Bao lâu không tới chỗ Tú Phượng rồi?”

Đường Tuyệt hỏi: “Làm sao?”

Thúy Hoàn nói: “Không thích người ta, nhân khi còn trẻ hãy tiễn đi, thành mụ ganh ghét, chỉ thêm loạn trong nhà.”

Đường Tuyệt gật gật đầu, nói: “Tôi sẽ sắp xếp.”

Thúy Hoàn lại nói: “Thi thoảng qua lại hình đường một tí. Cha vẫn chưa biết mình chểnh mảng, đừng làm sơ hở cho anh cả xoáy vào.”

Đường Tuyệt hỏi: “Còn gì nữa không?”

Thúy Hoàn ngẫm nghĩ, nói: “Hết rồi.”

“Hay là, tối nay tôi qua đêm lại đây đi.” Đường Tuyệt nói.

“Được.” Thúy Hoàn gật đầu, không vui mừng, không khó chịu, trước sau như một.

Đêm hôm ấy, Đường Tuyệt nằm cạnh Thúy Hoàn trằn trọc không ngủ được, bò dậy, nhìn trăng ngoài cửa sổ, chỉ cảm thấy quạnh quẽ lạnh lùng.

“Không ngủ được? Sang chỗ Ôn nương ngủ không?”

Y ngoảnh đầu lại, thấy Thúy Hoàn cũng đã tỉnh giấc. Y chăm chú nhìn Thúy Hoàn dưới ánh trăng suông, ngoài bộ áo ngủ lạnh lùng như nước trăng, không thấy rõ mặt mũi. Thúy Hoàn khoác áo ngoài xuống giường, tiện tay khoác cả cho y.

Hơi ấm lên rồi thì phải, Đường Tuyệt nghĩ bụng, thấy Thúy Hoàn đã cầm đèn, đang tựa đèn ngó nhìn mình, hỏi: “Có điều tâm sự?”

Gương mặt cùng lắm nhan sắc chỉ tầm tầm bậc trung, vóc người gầy gò … Đường Tuyệt phát hiện, thì ra mình lại để bụng người đàn bà này đến thế, không nhịn được buột miệng: “Mình vào Đường môn, là để đoạt quyền?”

“Mình cưới tôi về, lẽ nào không phải vì thế?” Thúy Hoàn hỏi ngược lại.

Đường Tuyệt chốc lát nghẹn lời.

Thúy Hoàn hờ hững nói: “Mình muốn trông nom công việc, tôi cho mình trông nom. Mình muốn làm quản sự, tôi giúp mình giành lấy. Không phải tôi ưng mình anh tuấn cốt cách, cũng chẳng phải mình ưng tôi xinh đẹp như hoa, hai ta đều có suy nghĩ riêng. Nếu mình đổi ý, không muốn làm quản sự, cũng phải báo cho tôi một tiếng.”

“Nếu tôi không muốn làm nữa thật?” Đường Tuyệt hỏi: “Thì sao?”

Thúy Hoàn nói: “Để em bảy làm vậy. Cậu ấy nóng tính, nhưng vẫn nghe lời mình.”

Đường Tuyệt lại nói: “Nếu tôi cũng không muốn cho cậu bảy làm, tôi không thích trông nom công việc, thì sao?”

Thúy Hoàn nói: “Đường môn thế nào cũng có người mình ưng, chọn lấy một.”

“Chẳng ai hết.” Đường Tuyệt hỏi: “Tôi không muốn mình trông nom công việc, thì làm sao?”

“Có phải trẻ con nữa đâu.” Thúy Hoàn nói: “Đừng như Cẩm Dương, học chữ không được thì dỗi.”

Đường Tuyệt ngẩn người, hồi lâu, chợt bật cười ha hả. Rốt cuộc y đã hiểu vì sao lâu nay mình cứ buồn bực. Chẳng qua y mong đợi người đàn bà này khuất phục dưới tay mình, mong mình thắng nàng ta, nhưng vậy nữa thì sao? Đàn ông thua kém nàng ta nhiều vô số, cũng chẳng có ai chinh phục nổi người phụ nữ này, nàng ta rốt lại thành ra vợ mình. Vậy còn yêu nàng ta hay không, được nàng ta yêu hay không? Y đã tìm được Ôn Di, những mánh dịu dàng, tuyết nguyệt phong hoa, chuyện trò tình tứ, chẳng cũng vẫn giở ra? Đúng như Thúy Hoàn nói, việc gì phải hờn dỗi?

Thúy Hoàn nhìn y cười, ‘phì’ một tiếng, cũng bật cười theo. Từ sau khi tới Đường môn, y chưa thấy Thúy Hoàn cười lại lần nào. Y nhớ lại dáng vẻ Thúy Hoàn lúc ở lầu Quần Phương, lúc vẫn còn là Thúy Hoàn thích cười ấy, lúc ấy mình chẳng biết gì về người đàn bà này, nhưng vẫn giao tính mạng mình vào tay nàng ta …

(Lâm Thiệu Nam 林紹南, “Chương 37 Tuyệt tình” 第37章 絕情, Thiên chi hạ 天之下 [Dưới gầm trời], weixin [2020].)


… Về sau cuối cùng có mang quyển sách ấy về không nhỉ, đại khái chắc là có rồi, giống như Dục Tinh Di về sau rồi cũng lấy được quyển sách cổ ghi chép về rồng ấy vậy. Dù là trước đó lần cuối cùng cô hỏi tới vấn đề ấy, cách dẫn dắt hơi khác so với lần nào đó trước kia, trực tiếp bằng lời lẽ đụng vào máu dây trên lằn phân cách chưa bao giờ thực sự tồn tại mà trơ như đá vững như đồng. Nên cuộc trò chuyện ấy đối chọi chan chát thể lẽ tất yếu, mà sau cùng lắng lại trong im lặng thật dài. Anh nói, sao cô chẳng nhắc tới người em họ ngoại của Mộng Cầu Tôn chết yểu trong bụng mẹ? Vị San Hô thầm đáp lại trong lòng rất khẽ, phải rồi, ấy cũng là anh em họ mẹ của tôi.

Ai đang lảng tránh câu hỏi, ai chủ động hỏi khó trước hòng lấp liếm bất lực, ai một mực phủ nhận hòng xóa sạch biến cố, ai coi cướp lời là chút đỉnh của riêng mà tình cảm một cách bất chấp phô bày, ai xoay người đi trước.

[…]

Nguyên nhân tranh chấp lần này vẫn là việc trao đổi, Mộng Cầu Tôn hỏi, anh không cần bọn tôi đợi à, đợi tới khi nào mọi nguy cơ có thể đều bộc lộ, đợi trò gọi là hi sinh tất yếu của anh làm tê liệt đối thủ, đợi một lần lắng rõ, đợi nằm mơ …

Mộng Cầu Tôn không nói nốt được nữa, Dục Tinh Di đã ngắt lời, không cần, sau khi tôi đi xin mời hai người lập tức lên đường.

Tranh chấp cứ thế nổ ra không phương hướng không lời giải đáp, Mộng Cầu Tôn còn vận cả sức mạnh rồng cầu, mãi tới khi Dục Tinh Di vừa đỡ vừa lui rời đi rồi, mới rã rời bó gối lại ngồi trên tảng đá. Vị San Hô nhớ láng máng Mộng Cầu Tôn hồi bé cũng có thói quen này, hóa thành một cục tròn tròn bé xíu, cô bước lại áp tay vào sừng rồng vẫn còn đang phát sáng lập lòe, lòng bàn tay sáng liền thành một mảnh trăng, nhưng rồi lại như chưa hề đụng vào vệt ẩm trên mặt cậu, đã dịch ra một cách thật tự nhiên.

Nên cô cũng không nói … Không nói rằng, vốn lẽ nên để anh ta nghe một lần, để anh ta trực tiếp đối diện, đi tới ngày hôm nay từ lâu đã không còn có thể lảng tránh, vì không hận ai nên cũng đừng sợ hãi điều gì cả. Cô không nói với Mộng Cầu Tôn, cô chẳng nói rằng,

-anh ta hối hận rồi.

Hối hận là gì nhỉ? Hối hận cũng chẳng phải câu trả lời gì, nếu như suy xét kĩ vấn đề này, bấy giờ khi Dục Tinh Di đứng về phía Bắc Minh Phong Vũ nắm giữ quyền hành, thúc đẩy mâu thuẫn, hạn chế quyền lực, thì cô đã biết, chí ít về lời từng quả quyết đó, Dục Tinh Di đã hối hận rồi. Thế nhưng khi xưa cô chẳng tự nhủ với mình, nay lại càng không.

Dù chuyện là về tâm nguyện lúc đầu.

(新郑鸽王。, “Ni zhu shi shen me dang zuo yue liang” 你注视什么当作月亮 [Này dõi theo cái gì làm vầng trăng], Lofter [2020].)

Standard

me for the nth time: “quầy xá mì” “bật quầy xá mì nị nòi xác báu họ Mùi ngộ là giống cá mình người có dzậy mà thoy!!” “đường lối như nhao mới là cái mày để bụng chứ!!!” “trên mày 1 f xác báu họ Mùi bốn chụy iem gái 2 of which are BLOODEH EXAMPLES” “em q tao cũng là em họ nội mày đó” “thế còn đứa em họ ngoại nó chết từ trong trứng nước sao mày hổng nhắc??” “mày chịu đi thì tự dưng có đường thôi một cuộc đổi thay tao chơi cùng” “đừnG HÒNG THẰNG NÀO ĐỔI ĐƯỢC THAY”–

là nói thế thôi chứ đập vung nồi lẩu tóe mỡ bọt hải sản chín ngấu hai đứa giành, là thế chứ iu đưng gì đâu =))))

(hôm sau gần 4h sáng vùng tỉnh vì we need watahhhh as the delegate of cells in my body loudly yelled at me so: when it comes to love’s stricken whatever ngoài câu hỏi “quầy xá mì” như đã trình bày tôi còn có một câu tôi rất nhớ nữa, 我卻回了頭, “tôi lại đã ngoái nhìn,” thế mà tôi vẫn ngoái lại nhìn. nguyên câu này lại là cắt chương lọc nghĩa lúc xem kịch rối =))) can’t blame me when them writers all managed to put it so well, the unfortunate human condition that is a blotted love- nguyên người ta nói ra câu này vừa muộn màng vừa ai oán, Hoàng Văn Trạch lồng tiếng câu này giọng cao vút suýt như chì chiết mà lại là dằn vặt rấm rứt khóc than, nói ra giữa lúc bị vây đánh loạng choạng ngã khỏi bờ vực đã tưởng chết lại bị túm lấy trượt lại về cheo leo =)) là rất desperate rất thảm thiết rất kịt tính =))) xong dĩ nhiên vì con người tôi không có khả năng tiếp thu sự việc mà không đem sự việc khúc xạ dăm bảy đường lọt qua 3000 lớp filter vàng vọt bẩn bẩn để vào đến whatever area it is in my brain to process the information, nên sau này nhớ lại câu nói ấy, cảnh tượng ấy, tôi luôn nghe nó thành một tiếng thở dài: đã biết yêu vào chỉ có thiệt thân, thế mà tôi vẫn ngoái lại nhìn. là cũng thảm thiết but it’s a muted kind of desperation, resigned, gently so, wounded, silently so. rồi sau đó- sau đó lại là La Lăng =)) Bạch Vân, Bình sơn bất tương phùng. Thiên thượng nhân gian lưỡng hi vi. non mây núi bèo không còn gặp. đất trời hai ngả xiết đìu hiu- )

nhặt nhạnh

2 giờ sáng máy bơm giở chứng

Image
fics, viết

and somewhere else, a comet

.And somewhere else, at least twice upon a time, Yu Xingyi and Wei Shanhu see a comet.

In the end, they do want to meet again, they really do. Even though they both know precisely what they are meant to be – really, just ships passing in the night [1]– and then, where they will end up: one, if by land, two, if by sea[2]. And a comet: somewhere, somehow, seventeen and a lot of years ago, they both saw a comet[3].

Yu Xingyi thought he had forgotten about it, and yet, in all those years, as he slept, or rather, as he wandered in whatever inter-dimensional space sandwiched between a reality and a lot of dreams, he found – finds – himself waiting- for a comet. He stands, or he sits, or he lies down, peeping at, catching a glimpse of, or sometimes staring straight into a thousand realities, fragmented and laid bare before his eyes, and he gets to think about all the things he did not let himself go close to acknowledging before, not even the existence of them. Years might have passed, or it might have been no time at all, before the end draws near, and he realizes something he has probably known all along: finally, a comet, to thread the pieces. And he opens his eyes. And he wakes up. And somewhere else, a comet passes by, close, very close. The light from its tail pierces through the depths of the Realm of Ocean, almost blinding every single pair of spectator’s eyes watching in awe, but should some of them happen to observe it at the right angle, what they see would be this: a sky, “the sky above ablaze that only lovers see.”[4]

And somewhere else, Wei Shanhu embarks on her own journey for the cosmic blaze she has had to live without her entire life – “此間不再有星火,”[5] remember? It is some sort of predestined condition she has accepted from another lifetime before she entered this life. But no more, because it begins now. Her comet has come. All these years, she has been nothing but awfully awake, and yet also, at the same time, dreaming. For a while, in a particular period of seventeen years straight, she has dreamed about blood stains on glass-glazed walls – one after another, like a maze, there never seems to be an end to them – and someone falling down every ten steps, and a no-man zone stretching for a thousand miles[6], and the light flashing off the blade of a swinging sword. But mostly, she thinks, she sees a withering jade tree, after a night of brutal western winds – “昨夜西風凋碧樹,獨上高樓,望儘天涯路”[7] – and so she doesn’t talk in her sleep. The year she moved to the border town, she started having different dreams. Same dreams, actually, but different, because then from where she stands up there on her own, leaning on the balustrade, looking through the ghost of emerald spring lingering on the ghastly branches, she starts to see what’s looming at the end of the horizon. Every year from then on, she slept better, she worked hard. She mumbled in her sleep, in a language utterly incoherent to any pair of innocuous onlooker’s ears. When Wei Shanhu dreams, the language she speaks from a myriad of other lifetimes comes back to her, in a heap of details, uncatalogued, illogical[8]. Here and now, the only time it would make sense is when the end comes: when the comet-

In the end, when the comet comes, they would meet again. He comes to, and she comes to, and for a tiny split second, all realities merge, because their entire lives they have always been waiting for this comet. When it comes, the comet sweeps him away from where he is to the reality where they have met and have parted ways, seventeen plus a lot of years ago, and it takes her away, and sends her off to another reality out there, where “two other lovers- lie down onto their back, stare hard into the night sky- and say: (huf-ph,) what the heck was that?”[9]

In the year of who-knows-when, a long time after the last civil war in the Realm of Ocean, in the heart of the northern darkness, Yu Xingyi springs awake, and on the edge of the storming sea, Wei Shanhu takes off for the southern darkness, which is the Lake of Heaven.[10]

.

.

.

[1] H. W. Longfellow, Tales of a Wayside Inn: “Ships that pass in the night, and speak each other in passing, / Only a signal shown and a distant voice in the darkness; / So on the ocean of life we pass and speak one another, / Only a look and a voice, then darkness again and a silence.”

[2] Ibid. (nhưng tôi mót nó từ một cái livejournal xưa cũ =)))

[3] One Tree Hills (but Arya and Gendry): “The boy saw a comet.”

[4] Amy Winehouse.

[5]

Annotation 2019-10-17 170844.jpg

[6] Lí (thị) Bạch, “Hiệp khách hành:” “Thập bộ sát nhất nhân, thiên lí bất lưu hành.”

[7] Yến Thù, Vương Quốc Duy, Diệp Gia Oánh.

[8] Li-young Lee, “Mnemonics.”

[9] Derrick Brown, “A finger, two dots, then me“: “Lying together in the park on the seventh …”

[10] Chuang-tzu, and Burton Watson.


self-👏indulgent👏 writing 👏 is 👏 the 👏 best 👏 kind 👏 of 👏 writing 👏

Standard
kịch rối, lầu bầu, nhạc, nhặt nhạnh, viết

(tục) ba ngàn năm trước

thấy trong đầu quá lắm léo nhéo buộc phải lẩm bẩm ra vài lời:
“bỗng đột nhiên, đã trải qua bao nhiêu năm.”
“hóa ra những ngày đau buồn cũng lâu trôi như thế.”
“làm sao mà tôi phải đi?
cái này tôi phải trách mình.
tôi hai hôm trước chẳng hiểu nghĩ gì
vô duyên vô cớ chạy đi coi mặt trời lặn.
cái mặt trời lặn ấy với cái mặt trời tôi nhớ mình cùng ngắm giống nhau y hệt.
bất kể tôi làm bộ như không việc gì ra sao
tôi cũng buộc phải thừa nhận
rằng tôi đã mất đi quá nhiều.”

nghe thế tôi nghĩ, chắc chết phải tìm được người đọc điếu văn cho mình đã. người đọc điếu văn cũng là người viết điếu văn? cũng có thể. muốn chết, tôi nghĩ. nhưng chưa tìm được ai để tự hỏi tự trả lời tôi phải đi rồi vì sao tôi phải đi hai ngày hôm trước vô duyên vô cớ chẳng hiểu sao. mà chạy đi ngắm mặt trời lặn. thì phải tìm được người như thế, mà đã phải chết trước tôi rồi đã. còn sống thì tôi không dám xác định mà cũng không dám hé ra. sợ dọa người ta. thế rốt lại là mình sợ hay mình sợ dọa người ta. rốt lại là mình sợ bị chỉ trích có lỗi. lỗi là dọa người ta. and what’s not. thế nên tạm thời chưa chết vội.

nghĩ quẩn một vòng như thế hóa ra cuối cùng là mình vẫn sống và tôi muốn sống.

công-bẩn-tổng-tư chắc hẳn không muốn chết. nhưng không nghĩ muốn chết. là chết thì cũng không sao. nhưng không phải muốn chết.

Amamiya Iori chắc biết thế.

(công-bẩn-tổng-tư là miyamoto sô-ji)

vì sao cứ mỗi lần nghe thấy Hoàng Lập Cương lải nhải “truyền thừa” là lại thấy nhột. chẳng phải công-bẩn-tổng-tư với Kiếm Vô Cực cũng suốt ngày lải nhải. là vì không thích chấp nhận creative procedure reality là Hoàng Lập Cương có ám vào nhân vật à? nhưng ai chẳng muốn ám vào nhân vật. tự nhân vật trong tương tác với người đọc người xem đã không phải nhân vật như khi được hình thành. ở một giai đoạn sáng tác nào đó.

thấy nhột là vì cái “truyền thừa” của miyamoto sô-ji đã viết được đến độ hoàn toàn selfless. đi đánh nhau? cái võ này con mình dùng được. thách mình đánh cược mình có khi là sẽ chết thằng cha này biến thái creepy lắm một thứ bất thường? nhưng con mình sẽ học được cái võ này. hừm.

có lẽ có sự cân nhắc vì mình sẽ có thể … chết à? nhưng có lẽ không có sự sợ.

“truyền thừa” này không phải hi vọng để mình sống. là cái khác sống. một cái mà mình rất muốn nó sống. nhưng không phải để mình sống.

thế nên Hoàng Lập Cương có gây ra 3000 sóng gió drama cũng không thể nào hoen bẩn được đến góc áo giẻ lau của Miyamoto Sôji ngày ấy.

lại cũng như Amamiya Iori.

một ai đó cũng-có-thể-gọi-là-Liễu柳-Yên烟-Bắc北 (a senpai strictly in the sense of fandom) hôm nọ nói, vì sao bảo nhân vật nữ viết không hay bằng nhân vật nam. là vì tự họ không có câu chuyện lối đi riêng của mình. họ cứ phải bổ trợ cho ai đó, tồn tại trong mạng lưới quan hệ với một ai đó. ai đó thường là đàn ông. câu chuyện về đàn ông. lại lấy ví dụ Phượng Điệp, nói Phượng Điệp chỉ toàn bảo, người yêu của Kiếm Vô Cực, con gái của Nhậm Phiêu Miểu. gì đó của gì đó-có tính đàn ang.

trong lúc gọt dưa chuột tôi nghĩ bụng, ờ. bất kể cố gắng vờ vịt kiểu gì. cũng không thể không thừa nhận. mẹ chúng tôi. (amamiya iori). mẹ chúng tôi không có câu chuyện riêng. “truyền thừa” là “truyền thừa” thay cho miyamoto sôji đã chết. cho các con của họ.

nhưng vấn đề là miyamoto sôji và “truyền thừa” lại là selfless.

vậy bọn mình có so đo cái này không?

thì as usual: đã không thành vấn đề nếu bạn không phải đàn bà.

chính là giống như nhận xét (của Ronald Egan) về Lí Thanh Chiếu và đàn bà khi bắt đầu thâm nhập vào một hệ thống do đàn ông tạo ra, định quy ước, chiếm ưu thế số đông. mà lại giả giọng đàn bà??? a feminine voice aesthetic as projected and dictated by men. cả một truyền thống văn học tồn tại như một oxymoron. chính là một thực tế: đàn bà vốn đã và vẫn đang sống như thế trong xã hội. không phải là không thể tự chủ, hay không thể có câu chuyện riêng, mà bản thân việc trong tấn kịch nhân vật đàn bà không được có câu chuyện riêng đã là một phản ảnh của thực tế- định nói chúng ta, nhưng thật là đoàn thể- mình đang sống.

lại đồng thời: bản thân mình là đàn bà. bản thân mình đang sống một thực tế vất vưởng chơi vơi mà không hẳn là do mình là đàn bà mà chỉ là: với tư cách con người, dạo này tôi thiếu cố gắng quá. nhưng nói chung vì thường vất vưởng bị gậy nhiều hơn có đất có dùi để cắm, nên tôi lại. đâm khó lòng resist những câu chuyện, hay là xác những câu chuyện, pre- một cái gì đó tồn tại ở thể tiền-tồn-tại (chính là dạo này tiếng tây deep thực cùn vì chỉ mải nghe tiếng Đài ngọng để dịch ra tiếng mẹ đẻ =)) mà cũng lâu chẳng suy nghĩ). tóm lại là khó lòng resist những bóng chuyện vất vưởng. vì mình như thế nên cần phải tìm đến những câu chuyện và nhân vật tương tự, chỉ hiện ra rõ ràng ở chỗ lờ mờ. nói dễ nghe là subtle nuances. nói khó nghe: là viết không hay bằng nhân vật đàn ang.

nhưng Amamiya Iori là một sự tồn tại mà tiếng thiên triều sẽ diễn đạt là 强大 “cường đại.” to lớn, mạnh mẽ, vững vàng, lồng lộng, something grand, the kind of thing that would be seen, on a clear day when one can see until forever. rất khó tả, hoặc là mình thiếu chữ, nhưng nếu có thể viết ra một bóng nhân vật đến thế thì- tạm thời ở thực tế hiện tại mình đang sống đây, tôi đã mãn nguyện.

chính là một sự tồn tại một khi đã tiếp xúc với công chúng thì sẽ tự có sức sống của nó mà không bao giờ tắt, chừng nào còn có sự va đập từ khoảng-hình-thành-sáng-tác với khoảng-đón-nhận-lí-giải.

đại loại Diệp Gia Oánh có nói gì đó về chuyện tác phẩm chỉ là artifact khi được tạo/tác ra thôi, phải có sự tiếp xúc với công chúng để được lí giải thì nó mới thành tác phẩm nghệ thuật.

(hay gì đó. cần phải đi học để nói cho ra hồn)

nói như thế thì Vị San Hô là một nhân vật thành công hơn, nghĩa là Quý Điện ở một mặt nào đó đã viết nhân vật nữ thành công hơn Tam Huyền.

dĩ nhiên tôi nói thế là đang giả định khá vô căn cứ là nhân vật nữ đỉnh cao của Tam Huyền là sư nương còn nhân vật nữ đỉnh cao của Quý Điện là con mùi. nhưng dẫu sao đây cũng chỉ là tiếng léo nhéo trong đầu mình chưa cần căn cứ vội. để léo nhéo tiếp.

thế giới của Vị San Hô tự nó đã thành hình, tự Vị San Hô là một câu chuyện riêng, tự Vị San Hô lại có đất kể câu chuyện của mình. trong thế giới có Vị San Hô, Vị San Hô ở vào thế dominant, là chủ động tương tác với những (thế) lực áp đặt/ảnh hưởng/tương tác với mình. nói tóm lại là đời vứt cho quả chanh thì chị mùi giồng cả vườn chanh tự mưa nước chanh giả lại. nó kì diệu như vậy. thế nên Vị San Hô có làm gì tôi cũng tin được.

trừ gào lên thảng thốt tao bất ngờ quá tao bị bọn đàn ang nó chơi rồi???? #fakenews

Vị San Hô thì hẳn không muốn chết, nhưng có chết thì … nhưng vấn đề là Vị San Hô không (thể) bị dồn vào chỗ chết (so far).

tính ra Dục Tinh Di có vẻ cũng chết ở tư thái selfless như thế. nói là có vẻ vì thực ra chưa xem đến đoạn thằng cha này nó thực sự xuống sàn, và thực sự nó cũng chưa chết, và thực sự là khi cái tôi của thằng cha đã lớn đến bao trùm thâm nhập thời đại của nó thì là nó có self hay nó không self? 搞不通.

nói một hồi cảm thấy hết muốn chết. lại quay về bài ca ba ngàn năm sau/trước: đi bộ, ăn bữa khuya. người sống lâu rồi sẽ chẳng đừng phải hiểu, cái đã qua sẽ để nó qua, lại trơ mắt ngó có những thứ, “vô thanh vô tức” mà nó “tiêu thất.”

ờ cái 入聲 này cái niềm hạnh phúc bật âm cuối -t -k này. không dịch được.

phải đi.

(amamiya iori; vị san hô; cũng-có-thể-gọi-là-Liễu柳-Yên烟-Bắc北; ba ngàn năm sau)

chưa đầy ba phút sau nhớ ra phải bổ sung: còn có Lí Kiếm Thi là Khương Tầm viết đã suýt suýt chút nữa là một nhân vật sẽ hay. vì dọc 12 mùa kịch đến nay không có nhân vật nào struggle trong quá trình ngộ võ là một theme kinh điển của knight-errand creative genres mà là đàn bà. là đàn bà trong Kim Quang thì đều chỉ dẫn đưa đường đưa lối cho ai đó. chỉ có Lí Kiếm Thi là kinh lịch dạng Phong Thanh Dương: là tự ngộ ra và học lấy đường lối kiếm khác với convention của gia đình và môn phái nên buộc phải chọc cửa sổ mé đông trốn nhà đi biệt tích =))

thế xong rồi dính cải thối nên chắc hẳn Khương Tầm gác lại arc cố sự của Lí Kiếm Thi. mà cũng may là đã chứ nếu không chắc mình đập đầu vào đầu gối chết là hơn.

Amane Shimo/vũ âm xoong/sương thì lại. chính là coi lại đoạn sư nương dạy dỗ thúy xoong mới ngẫm ra sự tương phản giữa nhân vật nam nhân vật nữ và theme “ngộ (võ)” đó: thế mạnh của Sương lúc bấy giờ với Kiếm Vô Cực và Tuyết Sơn Ngân Yến là thế mạnh ở dạng lời nói. vai trò ở những gì nói ra. thế nên sư nương chỉnh: phải nghĩ lại xuất phát điểm ở tư duy của mình. nói cho đúng chỗ mới được.

như thế không phải là dở nhưng khi ai cũng thế thì cái thực tế này nó thật dở. vì thế Lí Kiếm Thi mới thực là hay.

thế nên Hoàng Lập Cương pls give up on all the women just stick to your shounen-boy dream man.

(lí kiếm thi)

Standard
fics, kịch rối, lầu bầu, nhặt nhạnh, viết

bực bội miên miên dzô toẹt kì

giở sticky notes the app ra xóa bớt những thứ dịch chọt tạm thời bỗng dưng thấy hôm mồng ba đã viết mấy dòng thật dịu dàng dzư sau:

“chuyện chết trôi dẹo mùi edition:

… vì sao ex của thí chủ sống chết chọi thí chủ kiếp này đó là vì kiếp trước thí chủ là cái đinh găm nắp cái hòm xác của cô ta chứ còn gì nữa thí chủ đáng cmn kiếp”

bèn vừa đấm boobs khùng khục ho vừa bò ra cười chính là đầu năm đã ốm đau dặt dẹo ngần ngại mèo gì mà không buông nhời đắng cay đó =))))))))))))))))))))))))))))))) rồi lại nghĩ một hồi, thật ra là muốn buông nhời đắng cay tử tế bằng tiếng thiên triều cơ, sau đó nghĩ ủa tiếng thiên triều có expression nào ngoa ngoắt như ‘the nail in my coffin’ không, nhưng rồi lại mải xí xớn fangơn sang chiện khác nên quên cha nó mất =))))))))))))))))))))))))))

đại loại có vài mẩu chiện ất ơ như thế. xứ biên thành gà (biển) bay chó (biển) sủa, nhà tạm san sát vách mỏng như tờ, có một hôm vị san hô nghe tiếng thanh xuân cách vách, gần hai chục năm ru rú xó tủ, có chí hướng tận đâu đêm ngày âm miu những gì thì cũng có lúc nhàn như trấu cắn, chẳng biết tai mắt ở chỗ nhỏ nhặt làm vui thì chẳng có lúc nào vui cho được, thế nên có những người chí hướng giấc hộc tầng cao mãi, nhưng cũng chẳng ngại gì bày trò bức vách có tai. thế nên vị san hô bèn bê chén chè, thứ chè tủa chùa vừa chua vừa chát, vị san hô bê chén chè ghé tai lại sát bức vách mà nghe, tiếng thiếu niên thiếu nữ tương ái tương sát, tại cái bát mà bạt đũa giương thìa, rặt chuyện vớ vẩn không chí hướng. mà nghe dzui tai ghê. thế rồi vị san hô nghĩ, kể ra nếu như có thể sống như thế, vì cái bát mà bạt đũa giương thìa, thế rồi xong là xong, xuôi tay là hết, kể cũng hay.

nhưng cũng chỉ là trong một tuần chè ất ơ vậy thôi.

dục tinh di, thí chủ hãy soi mình vào cái kiếng. thí chủ thấy gì? giời đã sinh du, sao còn sinh lượng. ấy thí chủ thấy không, có một đám ma to lắm, có một cái áo quan, có một cái xác. nhưng cái xác thì còn thở. ngày xưa tôi đọc tam quắc ngoại chiện còn trước cả tam quắc diễn nghía, trong đó có kể, nào chuyện quan công chém bóng điêu thiền, nào chuyện ném a đẩu, rồi lại chuyện chu du chết, nhưng đã chết thật đâu. chu du giả chết nằm trong cái hòm đục lỗ, thế nào mà gia cát lượng lại biết được, thực ra gia cát lượng có biết cũng chẳng lạ, lượng viếng du vừa khóc vừa gào vừa đấm bình bịch lên nắp hòm, đấm phát nào là hẩy ra viên sáp bịt lỗ thông khí phát ấy, đấy, thế là lượng khóc tím ruột tím gan, thì du cũng bầm gan bầm ruột mà chết thật. thực là một câu chuyện xấu tính. nhưng thế thì có liên quan gì đến thí chủ? kiếp trước thí chủ là du chăng? là lượng chăng? sai rồi, sai rồi, vị san hô cô ta là du đấy, còn thí chủ, thí chủ là đống sáp lút nắp áo quan của cô ta. dẫu cho trong chuyện kể người ta một truyền mười mười truyền trăm tam sao thất bản mười lăm phải mà cô ta xấu tính tranh đoạt thế nào, cũng là việc của cô ta, nhưng thí chủ thì chẳng phải thờ ơ đi qua, chẳng phải tới viếng, chẳng phải đắp áo đóng hòm, cũng chẳng chôn cất, thí chủ chỉ từ đâu lại chặn một hơi thở cuối cùng.

“một hơi thở thôi không còn đến, yên thân gởi mạng ở nơi đâu?”

lòng biển bắc, chốn sông hồ.

biển bắc có cá, nhưng trong lòng vị san hô là ao giời.

thế nên kiếp này thí chủ với cô ta chỉ chực đóng hòm xác cho nhau.

hình như đã butcher chuyện tình đắp áo chôn cất kiếp trước của nhau hơi quá tay =)))))))))))))))))))))))))))))))) nhưng tôi quả thực luôn trong tình trạng bầm gan tím ruột thay cho người, lại thay cả cho mình.

ban nãy đánh răng tôi mới nghĩ, thiên trường địa cửu hữu thời tẫn, thử hận miên miên vô tuyệt kì. rõ lắm lời rác rưởi, đã hận lại chẳng miên miên vô tuyệt kì =)) nhưng đúng ra thì thế này, xem kịch thấy trẻ con nó tự ti, tôi thấy sự tự ti của mình thế này, kể ra lúc nào cũng nhơn nhơn, lại cũng biết có đầu thì có đuôi, nói to tát ra là sự nào cũng đến lúc tan, nói chẳng to tát lắm là ví dụ như giữa người với người muốn chiện trò giao liu cũng phải có gì đó chung chung mà nói, nếu chẳng phải chỉ đơn giản là thích nghe “tiếng” người ta (mà có thích thì cũng chỉ có lúc chứ tuyệt nhiên nào phải suốt tháng quanh năm?) – một vấn đề rất giàu tính high school slice-of-life seinen như thế – lại mượn lời tam quắc, phân lâu tất hợp hợp lâu tất phân, đâu chẳng thế, khi nào chẳng thế, một sự đổi thay nho nhỏ, có thể những ngày tháng sau sẽ chẳng còn trò chiện như đã trò chiện nữa. nói như thế cũng không phải là quay ngoắt từ đang líu ríu bỗng bặt tiếng im lìm, chỉ là, một sự đổi thay, một sự khác. ngày nọ đọc mót vài dòng kinh kệ cũng có biết, thế rồi có với không thật ra có khác gì nhau không, đâu phải chỉ có có và không, thế nên cái khác rồi thật ra cũng không phải là nó khác. giống như chuyện ở bể bắc làm sao sang tới ao giời, từ cá rùng mình thành chim, chim lớn chừng nào mới vượt hết bể sang tới ao giời, lại vì lớn như thế nên phải bay cao tới thế nào mới gom đủ gió mà giang cánh, từ dưới trông lên lại cũng như hạt bụi thôi. tức là, tất cả những cái khác này, những cái bỗng dưng thấy buồn vì những chuyện vốn chẳng còn nghĩa lí, thế rồi cũng sẽ thôi.

thế thì hà cớ gì mà hận này dằng dặc lại không có ngày nguôi được?

thật nếu đến lúc hết được giời dài đất rộng, thì có khi cũng đã thấy hận với không hận, niệm với không niệm, thật ra không phải chỉ có thế. thế nên giời dài đất rộng mà đến lúc hết, thì hận chắc cũng chẳng còn là hận.

thế rồi nó sẽ là gì? có lẽ phải đến soi ao giời mới biết được.

thôi thật ra là có hiểu méo gì đâu đi ngủ =)))))))))))))))))))))))))))))))))))))

Standard
kịch rối, nhặt nhạnh

giời là bao xa, đất mấy bao la

hôm nay trong sự nghiệp những trò lố (tức là chuyện vì 10 giây rẻ tiền mà đao nguyên cái mờvê về để cắt hình rồi xóa sạch tang chứng)

hay là chuyện bởi vì tôi có tật ngộ chữ nửa vời mà tâm tánh lại kiêu căng mà nên tôi cũng muốn làm bộ u uẩn thở vắn than dài chiện tài tỏe giai nhơn như ai lắm nhưng mà đồng thời tôi cũng anti-sentimentalist biết mấy nên hễ nghĩ tới “tài tử giai nhân” tôi liền thấy cuộc đời tôi chỉ có thể chấp nhận tài tỏe ở dạng rùa đen đội bia cho giai nhơn là bà mệnh phụ, hoặc là dạng mướn vỏ bỏ ruột mấy chữ của Kim Dung, đó là mấy chữ này: thằng chồng giặc, mụ vợ ác.

mà cũng bởi vì thế mà bấy lâu nay không biết đã có hằng hà sa số bao nhiêu những chiện nghe như tài tử giai nhân mà tôi không buồn lấy làm hiểu, tỉ dụ như chuyện này: “nhu tình tự thủy, giai kì như mộng.” rồi lại cũng vì tật mười lăm phải mà đang khi tiêu thụ văn hóa phẩm xàm xí bỗng dưng lại hiểu rồi: trong một câu chiện xàm xí kể về hai đứa xàm xí tâm tánh ngạo nghễ mà thực là giống hiểm nguy, thằng chồng giặc nói thế này, “kim phong ngọc lộ nhất tương phùng, tiện thắng khước nhân gian vô số,” những nhân vật trong truyền thuyết ấy mà, vốn lẽ suy nghĩ khác biệt so với người thường. thế rồi thằng chồng giặc bảo mụ vợ ác, lòng dạ ác độc ghê, sao không học theo Chức-nữ ít nhiều, hiền lành xinh đẹp, mới là người vợ hoàn mĩ trong lòng đàn ang (điên rồi hả mày, đến đây tôi bảo). không học Chức-nữ làm gì, mụ vợ ác bảo, dốt quá, vì một thằng đàn ang mà bằng lòng bỏ ráo bao nhiêu điều.

thế muốn học ai, thằng chồng giặc bảo.

học chàng, mụ vợ ác bảo.

học chàng, chàng thương quý tôi, tôi cũng thương quý chàng.

chàng vứt bỏ tôi, thì tôi cũng vứt bỏ chàng.

vốn đây là chuyện xảy ra trong vòng dấu chấm trên đầu chữ i của bearimy trong timeline jeremy bearimy tức là chuyện hoàn toàn vẽ vời fictional but for what it’s worth về sau quả thực họ bỏ nhau =)))))))))))))))))))))))))))))) đây vốn chẳng phải đôi lòng “ví phỏng mãi lâu dài” =)))))))))))))))))))) mà có họa là đâm đâm chém chém mới hòng sớm sớm chiều chiều =)))))))))))))))))))))) nói như bọn trẻ ngày nay là it escalated by a magnitude chuyện đó méo ai ngờ =)))))))))))))))))))))))))))))))))))

thế nhưng, ờ, thế nhưng thằng chồng giặc (trong văn hóa phẩm xàm xí họa lại một văn hóa phẩm xàm xí khác) chú giải có lí, chú rằng, nhân vật trong truyền thuyết vốn lẽ suy nghĩ khác biệt so với người thường vậy. bởi vì thế điệu gì như “Thước kiều tiên” là dành cho những người muôn năm phong lưu, người trần mắt thịt chỉ biết ngóng vọng theo rồi mượn tạm chữ người nào muôn năm cũ hòng mong lược tả lại mấy nét thô sơ vậy thôi, “… nhất tương phùng, tiện thắng khước nhân gian vô số.”

hay lại cũng như chuyện tống biệt: “son phấn hương đưa, thương được cho chẳng đặng, giời là bao xa, đất mấy bao la.”

(on a totally irrelevant note: mấy lâu nay bén mùi câu dài câu vắn giờ quay ra đọc thơ năm chữ cách luật tử tế thấy thật bất lực quá =))))))))))))))))))))))

Standard
fiction, kịch rối, nhặt nhạnh

niệm niệm hoa dung khổ

Screenshot 2018-10-22 09.22.07

thị-mùi thời thảo-mai: “quả nhiên nói một hiểu mười,” nhưng tôi … không hiểu … không bao giờ hiểu … chuyện giữa các người …

sáng ra lại đọc “Vũ lâm linh” chiều về lại phẫn nộ chiện không đâu:

vấn đề của mùi với dẹo đó là mọi thứ giữa chúng nó từ ngày “mống nào mà đòi kách-mệnh ở cái xó này!!!” đều là backstabbing lẫn nhau không ngừng nghỉ!!! vấn đề của tôi với mùi với dẹo là chưa hề từng lúc nào có được một sự “dứt-áo bỗng ra ma” cho ra hồn hay như lũ trẻ ngày nay vẫn gọi là closure về chiện tình-củm 3-xu giữa chúng nó!!! sao có thể cứ vậy mà nhiều năm sau nói với một thằng cha khác rằng, vốn có chiếc mồng tao không dám mơ tưởng nhưng vì một mống mà tao quyết tỏe cho bromance quyết xinh đó chính là mày Pắc-miêng dumdum!!! thế nhưng nhiều năm về trước đứng với tri-giao tri-giao bảo hay chúng miềng cùng làm người kách-mệnh bôn ba chốn quạnh-hiu thì lại sai sai sai, chớ chớ chớ!!! đừng nói là con mùi, đến loại người trần mắt thịt đập bàn phím xem kịt như tôi còn thấy lộn ruột, và đấy là còn chưa quay sang spin mọi vấn đề từ góc sàn đặk-bịt của gender dynamic đàn bà đàn ang trong bộ máy khoắng nồi hải sản ấy!!! lại nói anh Sư-téng đã chung tình với anh dumdum như thế thì bao nhiêu những cú hích hích đẩy đẩy của thị-mùi về sau cho nòi nhà anh dumdum đâm chém lẫn nhau, hẳn nhiên dẹo không thể nào dung thứ cho nổi rồi. lại nói, thế nếu giả như dẹo không lăn ra chết giấc chưa biết deadline mò dậy thì những trò đâm chém này tự tay dẹo giật dây nó sẽ thế nào, cần nội chiến lại biết có dã tâm, ủa, vậy bây đi giật dây tự tay xọc chớt chỗ cịu tri-giao nay là vợ mọn của sếp sòng à? =)))))))))

tean sư cha chúng họ thật sự là “bèo nước ba năm, dứt áo thành thiên cổ” =))

sau tất cả với loại sống bằng default mental footnotes about how wrong literally everyone else is như chúng họ thì sự đâm chém khủng khiếp khó chấp nhận nhất hẳn nhiên phải là ở cái lưng tư tưởng, bởi vì thế mà thành “nhân duyên ngộ.”

là nói thế nhưng tôi vẫn phẫn nộ lắm: làm gì đã có cát vàng bụi đỏ? “người đi, sóng khói dặm nghìn, trời Sở mây chiều thêm bát ngát” của tôi đâu??? chưa cả chia biệt đã chia biệt thì lấy đâu ra “niệm niệm hoa dung khổ”?

ôi giời ơi tôi khổ quá sao làm người cái kiếp sentimentalist coi lũ trí-giả đâm chém nhau khổ quá vậy???

lại một chút an ủi: có nhiều đôi khi, đến như Jane và Kurt Vonnegut cũng đành phải chịu chia biệt về chốn tư tưởng mà chia li. lại có nhiều đôi khi, hô-li-út bày vẽ chiện Jane Austen phết màu lỡn-mợn/mỡ-lợn dưới cái mẽ giai xinh gái đẹp nói giọng ăng-lê, ấy vậy nhưng trên thực tế Jane Austen là cái người buông một câu (không) vắn-tắt (lắm) mà đâm chọt dúi dụi cả hai thứ hệ thống giáo dục xịn-và-không-xịn-lắm đương thời. ai rảnh đâu mà bi sầu chiện ba-xu.

cũng tức chính là nói: sự rảnh của tôi, một chữ “rảnh” làm sao giãi bày =))))))

nói là nói vậy nhưng nghe nhạc vẫn có đôi chỗ buốt ruột: “…phố quận một mình ngủ đêm nay, sau lúc những quán bar tắt đèn, để mặc những xe cộ quẹo quay, vào nơi buổi muộn cô độc nhất, còn tôi sau cùng đã biết rồi, bởi sao người ta đành lòng bỏ lại tôi, bởi sao người ta đành lòng bỏ lại tôi, bởi sao người ta đành lòng bỏ lại tôi.”

(Jane Austen à, nói có sách, mách có chứng, Emma, chương 3, chẳng biết trang mấy vì đọc kindle ebook tình-thưng: Continue reading

Standard
fiction, kịch rối, nhặt nhạnh

nhất biệt như tư

vắt tay nằm nghĩ chiện đâu đâu, đem thơ thẩn mà so với tình đâm-chém thì cũng hệt:

“tình tri thử hậu lai vô kế, cưỡng thuyết hoan kì. nhất biệt như tư: lạc tận lê hoa nguyệt hựu tây.” vẫn biết con mùi với con dẹo sẽ chẳng bao vờ chẳng bao vờ não nề ba-xu in this brand of melodramatic sentimentalism =)))))))) thế nhưng tôi vẫn không thể đành sao mà không nghĩ: nhất biệt như tư.

chia biệt thế đấy, có gì đâu: có khác gì đâu, dù gặp buổi trăng lên ngọn đầu liễu, người hẹn cuối bóng chiều, hay là ở nơi những năm điêu tàn năm hoang vắng. là lúc gượng nói vui vầy, hay là lúc cao giọng, tôi bằng lòng cùng anh thay đổi, để đáp lại, không ai thay đổi được. lòng biết từ rày đành xuôi tay.

có khác gì đâu, lại chẳng vì cùng cái lí này: là khi A Châu với Tiêu Phong thong thả dắt ngựa chuyện trò, rặt những lời nghi ngại, rặt những mối oan khiên uất ức, đại ác nhân thế này, giết chóc thế nọ, báo thù thế kia. có điều bóng chiều bấy giờ đẹp lắm, hai người cứ thế lững thững đi. có những lời thế này, tôi từng không hiểu: “Speech is but broken light upon the depth, Of the unspoken; even your loved words, Float in the larger meaning of your voice, As something dimmer.” thế rồi một hôm vô tình thấy lại A Châu với Tiêu Phong, người hẹn cuối bóng chiều, bỗng nhiên lại hiểu rồi. bất kể có nói gì cũng chỉ là: vỏn vẹn vụn vặt sáng nơi thăm thẳm những lời không thành lời; ngay những lời triền miên, đành chìm nổi trong trùng nghĩa hơn cả của giọng ai, mà hóa nhạt nhòa.

ngay những lời triền miên còn thế, nữa là những lời biệt li.

 

Standard
dịch, kịch rối, muôn nẻo fic, nhặt nhạnh

my favorite escapist fantasy

Hôm nay trong sự nghiệp dịch fic chui:

(trong lúc chui lủi thì nên nghe bài nầy chẳng lí gì khác bởi vì Wong Kar-wai và đồng bọn đã hại cả một thế hệ ngợm chỉ với một câu “世间所有的相遇都是久别重逢” trên nền nó =))

云林
“洞庭秋”
(lofter)

“Thu Động Đình”

“Cậu— có muốn đi khỏi Hải-cảnh không?”

Mộng Cầu Tôn đâu tưởng được, Vị San Hô đặc biệt tới chơi, hỏi han thế ra một câu đơn giản như vậy.

Đơn giản quá, khiến cậu bật cười.

Lầu Nhạc Dương ven hồ Động Đình, ngan ngát trời nước thu[1].

Sông chảy dòng đông, mênh mông sóng cả ngang đất Ba Lăng, những năm này vùng Trung-nguyên an hưởng thái bình, dọc dải Kinh, Tương ngày một trù phú, không hề thua kém những hoa lệ sầm uất nơi Giang-nam mưa bụi.

Continue reading

Standard