lầu bầu, viết

đại bi

đem sách binh đổi lấy sách giồng cây của người ở chái đông. ngoảnh lại thấy, ra người nọ đứng đó, chỗ lửa đèn lìm lịm.

vốn đọc lộn ai đó dịch nghĩa “hoán đắc đông gia chủng thụ thư” thành cho người ta chứ không phải của người ta, đâm ra dụi mắt đọc lại cho đúng rồi vẫn thấy lảng vảng trong tâm khảm đổi sách của hàng xóm mé đông về cho ai đó ở chái đông nhà mình. mẹ nó nhi nữ tình trường, không thể nào đọc ra chán nản quan trường, mà chỉ thấy, hạnh tai, hạnh tai, may nhất sống kiếp lúc quành đường gặp được một cô gái =)) người con gái chẳng nghe anh phải nói thành lời đã biết miết phím đàn, tích tịch tình tang, hành lộ nan, hành lộ nan. người con gái lên núi hái mi vu, xuống núi gặp tình cũ. người con gái anh đi theo để đến lúc lửa đèn lụi, ngoảnh ra, anh thấy gương mặt nàng.

một năm trước tôi bước chân tới Thập Phần cổ trấn. ở đó, như đại chúng tuổi đương xuân ai từng xem “mày là quả táo trong mắt tao” =)) đều biết, họ phết chữ bôi mực lên đèn (có lẽ là) Khổng Minh đấy, rồi họ thả đèn bay cao. tốt đẹp, như vô vàn những phong tục tốt đẹp khác còn rơi rớt lại tới nay vào lòng thế giới đầy rẫy buynđinh và những mối lo thời thoét âm-miu: giống như ai đó nghĩ ra cách lầm rầm như hát tên các thần Hindu làm thành bài chú xin bình an thanh thản, giống như mẹ tôi đi lễ hay khấn, “cầu cho con gái con, cầu cho chân cứng đá mềm.” tốt đẹp vì biết thường những cái xin là những cái không thể xin được, vậy nên chỉ xin một giọt ước trong trẻo theo gió bay lên.

sau rồi tôi hỏi một điếm gia: những cái đèn này có thể bay cao xa đến đâu? đến lúc nào? đáp: cũng phải mươi bữa, lên cũng cao rồi rớt xuống vùng lân cận, họ mang khung đèn bán lại về đây để rì-xai-cồ.

ủa thế còn những cái lồng giấy ghi tâm ngoẹn người ta?

đáp: không đáp, chỉ cười cười.

tôi cũng cười cười mà rằng: thôi cũng coi như lên giời một lần.

“cầu cho chân cứng đá mềm.” xưa nay khéo lắm vạn sự thành cũng phải trông đợi vào mình, mình khéo lắm cũng chưa chắc thành sự. see: ai đó cùng tên đèn sáu lần xôi hỏng bỏng không ở Kì sơn. nên tôi nghĩ mình suốt đời phải tâm niệm làm sao biết xin cho chân cứng trước, đá mềm sau.

nên tôi nghĩ: người ở nơi lửa đèn lìm lịm là người nhặt những chiếc đèn rơi ấy, mang khung đèn trở lại cái miền người ta mong muốn tin vào một cái gì đó tốt đẹp, như đèn Khổng Minh đưa những sở cầu sở tư một lần lên giời. nhưng người ấy cũng giữ lại những lồng giấy ngổn ngang chữ. có lẽ đã nhòe đã rách, có lẽ còn vẹn nguyên: di cảo của rất nhiều tiếng lòng.

cũng như tri âm nghe hiểu tiếng lòng anh.

người ở nơi lửa đèn lụi tàn đáng quý như thế.

một ngày tôi sẽ viết fic Long Minh thất thế như rồng teo thành giun gặp được Lăng Ba chỗ đăng hỏa lan san, ảnh sẽ bảo: nàng đến rồi đấy à, cô ấy sẽ đáp: tôi mà không đến chắc anh thành đồ bỏ đi rồi =)))))))))))))))) the vindication in me is too damn almighty =))))))))))))))))

Standard