dịch, nhạc nhẽo

nam sơn nam tiếng ăng-lê

to the south of the southern mountains

where you are: to the south, in the radiant sun, where snow bursts in swirls.
where i am: to the north, in the frozen night, where four seasons pass as spring.
before dusk, if it’s not too late, i want to forget your eyes
and exhaust a lifetime in a dream that doesn’t end.

he never speaks anymore of the lone island he once encountered
for his heart has long been a desolated place.
his heart will carry a home in it no more,
his is a muted voice capable only of lies to himself.

he says that, no beauty in the praises of man
could hold a candle to the first time he saw you,
-that, there is nothing to be done as time bargains to shed its last remaining breaths,
-that, if only all the lands would come together,
he would walk a lifetime, just so he could embrace you.
drunk on his dream, he bids a goodnight.

he hears someone singing an ancient song
that goes, “still, the present is an occurrence of a far-off place,”
not unlike the lone island he can see in his eyes,
which bears neither sorrow, nor flowers.

where you are: to the south, in the radiant sun, where snow bursts in swirls.
where i am: to the north, in the frozen night, where four seasons pass as spring.
before dusk, if it’s not too late, i want to forget your eyes
and exhaust a lifetime in a dream that doesn’t end.

where you are: to the south, in the radiant sun, where snow bursts in swirls.
where i am: to the north, in the frozen night, where four seasons pass as spring.
before dusk, if it’s not too late, i want to forget your eyes
and exhaust a lifetime in a dream that doesn’t end.

stirring awake from a lifelong dream: a lifetime wasted away.

to the south of the southern mountains,
north of the sad reaping season:
the southern mountains are home to piles of grains.

mumbled in the southern winds
to the north of the northern oceans:
the northern oceans are home to a gravestone.

the northern oceans are home to a gravestone.


trời đậu who am i sao mình quá xuất sắc

Standard
dịch, misc, ngẫm ngợi, nhạc nhẽo, nhặt nhạnh, viết

hận (bị sét đánh) dễ hầu có nguôi

Dăm ba năm ngụp lặn, có khi gặp người hỏi thì chắc cũng vanh vách được dăm ba câu tả cái ý nọ, nhưng đến nay tôi mới dám tự nhận mình sơ sơ hiểu chữ “hận.” Hận, cha chả là tức. Hận, cha chả là tiếc. Hận, cha chả là ghét. Hận: hờn giận hối oán ghét. Hận là tất cả những cái đó.

Nhưng gậm một khối căm hờn vỏn vẹn vậy thôi thì chưa cấu thành “hận.” Nói thế nào nhẩy? Trong những thiên cổ phong lưu nhân vật từng đặt bút viết những thứ dính dáng đến chữ hận thì hẳn Bạch Cư Dị là một trong những kẻ đình đám hay bị nhắc nhất, “thiên trường địa cửu hữu thời tẫn, thử hận miên miên vô tuyệt kì.” Tôi dẫn hai câu này thực ra không phải để tán thưởng Bạch Cư Dị says it best, đúng như ý tôi thì ông ta says it worst thì có. “Giận này dằng dặc dễ hầu có nguôi” (Tản Đà thì translates it best though lolol), có hận nào gọi là “hận” mà không “miên miên vô tuyệt kì,” mà dễ hầu nguôi đâu? Ngắn ngủi không phải “hận,” một hai lần không phải “hận.” Dằng dặc quên mất đầu và không thấy cuối, lúc lặng lúc gào thét, lúc bừng bừng lúc âm ỉ, cứ tồn tại qua vô vàn hình thái ở vô vàn trạng thái. Nhưng nó không vô thường như có vẻ nó vậy, vì bất kể thế nào nó vẫn quay đều, quay đều. Trở đi trở lại. Đau đáu. Vô tuyệt kì.

Sơ sơ tôi hiểu, đó là “hận.”

Mà nay mới kể ngày xưa sai,” đó là mối hận ngược xuôi tung tóe xé toang cái gọi là sự tuyến tính của dòng thời gian, xáo tung các mảnh lên để rồi xếp lại mới thấy rõ chân tướng nỗi lòng.

(Nghĩ lại, thật ra lời Khổng tử nói vẫn chính xác vậy, “thệ giả như tư,” thời gian đã qua không thể quay lại, có xáo trộn thế nào, nó vẫn thuộc về một miền đã qua. Có gì đó nặng tính kết thúc, đặt giữa tôi và những miền đó. “Hận” là cây cầu tôi xây để trở lại, cây cầu không bao giờ xây xong.)

///

Người Triều Tiên đâu như có một khái niệm gọi là “han,” viết là 한, và chữ Hán tương ứng cho nó, 恨 – hận.

Han là nỗi đau gây nên bởi những thống khổ, bất công hay những sự hành hạ tàn tệ, một nỗi nhức nhối âm ỉ trong tâm hồn. Nó là nỗi đau lồng vào nỗi oán hờn, trải dài suốt đời, hai mối cảm xúc mạnh mẽ ngang nhau. Han chứa đựng sự xuôi tay cam chịu một cách đắng cay và sự kiên định không gì lay chuyển nổi, để chờ được tới lúc phục thù.

Han là thứ bị động. Nó hoài mong phục thù, nhưng không kiếm tìm sự phục thù. Han được giữ gần với con tim, hi vọng và kiên nhẫn nhưng không bao giờ hung hăng. Nó hòa vào dòng máu và hơi thở của một con người. Trong ý thức có sự ta thán và thậm chí trách móc đối với vận mệnh, cái vận mệnh đã dẫn lối đến sự khổ đau ấy.” (D. Bannon, “Translation Journal”)

Không thể dịch được “han” của người Triều Tiên, thậm chí đến chữ “hận” cũng không diễn tả hết khái niệm ấy. Những người thông thái và nghiêm túc (có vẻ vậy, hửm, wikipedia?) đã nói, nó khởi thủy từ thời Nhật chiếm (1910-1945), hoặc đóng rễ từ chế độ giai cấp phân biệt giữa quý tộc Yangban và nông dân, vân vân, mây mây. Mối “hận” của cả dân tộc để đối phó với những đau đớn quá lớn lao. Trong khổ đau, người người liên kết với nhau bằng “han.” Tưởng tượng khi ra đường, đi chợ, biểu diện lời nói là: “- cho tôi mớ rau này nhé – vâng, của anh đây,” nhưng thực ra họ đang nói: “- han? – han.”

Một cảnh tượng sầu bi.

///

Nhưng tôi muốn quay lại nỗi hận ràng buộc cả đời người.

Dạo gần đây tôi rất khéo nghe ra những “hận” ấy. Trong lời bài hát, trong thơ tôi vô tình đọc được nhờ những mẩu (cục) fic tôi đào bới lên, trong những mối quan hệ, trong sự sống mỗi ngày. Nực cười nỗi, tôi nghĩ những cái buồn xưa nay vẫn cuốn tôi vào ở những truyện trò phim ảnh, thật ra những thứ thực sự níu được lòng tôi lại đều có chữ hận sau nó đó.

///

Mã Địch theo như thiển ý của tôi là hát ngang bỏ cha, nhưng tôi không quên được “Nam sơn nam.” Hồi đó tôi dịch được 4 câu mà trong đó 3 câu tôi nghe sai lời, nhưng tôi không quên được sự chối từ thế giới với hiện thực quyết liệt, nỗi tức giận cay đắng, sự tê tái, sự viển vông vô vọng mà đến cuối cùng cũng được thừa nhận thành lời.

Có thể đó tất thảy chỉ là ảnh ảo vẽ nên bởi những từ ngữ vô tình hữu ý nhóm lại với nhau. Tôi đọc đâu đó chính Mã Địch tự nhận, lời “Nam sơn nam” thực ra được nhặt nhạnh gom góp lại từ những đoạn tùy bút lặt vặt suốt ba năm trời. Khéo sao lại có vẻ gom thành một câu chuyện có cấu tứ.

Nhưng luẩn quất trong mỗi đoạn nhặt nhạnh mà Mã Địch nói chắc hẳn phải có một nỗi hận gì đó. Lải nhải khắp các bài hát khác trong cùng album, khó lọt tai tôi vì tôi cứ cảm giác chúng nó đều gượng gạo tỏ niềm đau quá, không bằng nhiều mảnh đơn lẻ thi thoảng chắp bút, chúng nhìn sâu vào tâm hồn anh hơn.

Mà thế chẳng phải là “hận” như tôi sơ sơ hiểu đấy thôi – trở đi trở lại, dằng dặc, có bao nhiêu cũng không xuể. Vô tuyệt kì.

///

——Nàng nơi trời nam cảnh sắc tươi xinh, mênh mang tuyết vờn
——Tôi ở đất bắc đêm về tê tái, bốn mùa là xuân
Trời khi chưa tối nếu như còn kịp, tôi muốn lãng quên đôi mắt nàng
Trọn vẹn cuộc đời, dang dở mộng một thiên.

Anh thôi kể chuyện gặp gỡ hòn đảo côi, bởi lòng dạ lâu nay đã hoang tàn.
Lòng anh chẳng còn chứa nổi một ngôi nhà, đành làm kẻ câm chỉ biết dối lừa bản thân.

Anh bảo,
——đẹp đẽ ấy, sá gì ai tán tụng, sao bì được khi tương ngộ lần đầu,
thì giờ lay lắt, biết đành sao;
——giá mà đất liền đất nối thành một dải, trọn cuộc đời anh đi để ôm nàng,
say quắc giấc mộng anh, đêm lành.

——
“Xuân về xanh——”
“——lạc mỗi phương”

Anh nghe tiếng ai xướng lên bài ca cũ, hát rằng hôm nay vẫn cứ xảy tới ở rất xa.
Giống như hòn đảo côi mắt anh trông thấy, chẳng buồn thương, cũng chẳng nở hoa.

——Nàng nơi trời nam cảnh sắc tươi xinh, mênh mang tuyết vờn
——Tôi ở đất bắc đêm về tê tái, bốn mùa là xuân
Trời khi chưa tối nếu như còn kịp, tôi muốn lãng quên đôi mắt nàng
Trọn vẹn cuộc đời, dang dở mộng một thiên.

——Nàng nơi trời nam cảnh sắc tươi xinh, mênh mang tuyết vờn
——Tôi ở đất bắc đêm về tê tái, bốn mùa là xuân
Trời khi chưa tối nếu như còn kịp, tôi muốn lãng quên đôi mắt nàng
Trọn vẹn cuộc đời, dang dở mộng một thiên,

Giấc dài tỉnh dậy, đã hết một đời viển vông.

Nam ngọn đầu nam, bắc mùa gặt buồn,
ngọn đầu nam thóc đống ngổn ngang

Thầm thì gió nam, bắc miền biển bắc,
miền biển bắc có nấm mồ côi

Nam ngọn đầu nam, bắc mùa gặt buồn,
ngọn đầu nam thóc đống ngổn ngang

Thầm thì gió nam, bắc miền biển bắc,
miền biển bắc có nấm mồ côi

miền biển bắc có nấm mồ côi.

///

Đoạn nhạc tặc tè sau trường đoạn lời-điệp khúc đầu tiên cũng khá hay ho. Đó là đoạn đầu của bài “Tứ quý ca” (Bài hát bốn mùa) trong phim Mã lộ thiên sứ (Thiên sứ đường cái lmao), do Châu Tuyền hát, về thể loại thì có thể gọi là một bài thời đại khúc? Thời đại khúc lai giữa jazz Âu châu và dân ca Trung Hoa, bắt nguồn tại Thượng Hải, Trung Quốc vào thập niên 20 của thế kỉ 20. Định nghĩa wiki là thế, còn cảm quan cá nhân là nghe rất … sophisticated? Giọng người hát thường thánh thót, nhả âm cảm giác tròn vành vạnh véo von, âm này nối đuôi âm kia, réo ra réo rắt. Tuy nhiên lời thì buồn thối hơ hơ. Tôi phết tạm lại đây đợi ngày dịch lại và tìm hiểu tử tế hơn. Có điều mấy bản dịch “Nam sơn nam” đều tiện lắm thay bỏ qua đoạn eo éo này, thế đếu nào nhỉ, chẳng lẽ các bạn không bị tiếng lạch xạch tạch tạch rõ rành rành là của đĩa than cũ nó hút vào ư how uncultured are you =)))))

Trời về tiết xuân xanh ngợp cửa, cô gái dưới song thêu uyên ương, bỗng đâu nghiệt ngã gậy tới tấp, đánh uyên ương tan tác mỗi phương.

Trời về tiết hạ tơ liễu buông, cô gái lưu lạc tận Tràng Giang, nam bắc hai đầu thảy cảnh đẹp, chẳng bằng cao lương lụa mướt thân.

Trời về tiết thu sen ngát hương, cô gái hàng đêm mộng quê hương, tỉnh mộng chẳng thấy mặt cha mẹ, chỉ thấy trăng sáng rọi đầu song.

Trời về tiết đông tuyết mênh mang, áo rét may xong gửi tình lang, thành dài vì đâu dài xương máu, em đây nguyện làm Mạnh Khương xưa.

Standard
nhặt nhạnh

Nam ngọn đầu nam

hay là chuyện nghe lộn lời bài hát rồi hóa ra hình như mình tưởng bở hay hơn lời gốc.

南山南,北丘北,南山有孤堆
南方南,北海北,北海有墓碑

Nam ngọn đầu nam, bắc triền đồi bắc, ngọn đầu nam trổ gò trọi trơ
Nam vùng trời nam, bắc miền biển bắc, miền biển bắc có nấm mồ côi

///

Dù là nghe sai lè ha-ha-ha nhưng cái gò trọi trơ kia đã găm lút vào tym trong vỏn vẹn dăm ba nốt réo rắt, trộm nghĩ, đây há lại chẳng phải Tô Tử Chiêm một đêm tháng giêng nọ sao, “ngàn dặm nấm mồ côi, xiết nỗi thê lương … liệu được hàng năm nơi đứt ruột, gò thông ngắn, dưới đêm trăng”?

Standard