“… Nào tiếng dìu dặt tiếng thở than
Than rằng đàn sắt sao nên nỗi
Sóng thu dập dềnh, lẻ bóng tựa lan can

Nào tiếng buồn giận tiếng chờ mong
Mong sao người đi sớm ngày về
Tóc xanh cùng đếm đến ngày điểm sương.”

Trên đây chỉ dịch phần điệp khúc, vì điệp khúc có 6 câu thì trong đấy 3 câu dính tới poetic imagery trong thi và từ, kết hợp với giai điệu da diết, đâm ra thành khúc sáng đẹp nhất của cả bài hát. “đàn sắt sao nên nỗi” tức là đàn sắt sao nên nỗi năm mươi dây nhỉ, chính là cái đàn sắt của Lí Thương Ẩn mà dây nào trục nấy đều gợi tuổi hoa. “sóng thu dập dềnh” mà lời viết là “liên ba thu sắc,” rõ là copycat đảo đầu xuống đuôi đuôi lên đầu của cái đận sóng thu rầu lòng Phạm Trọng Yêm xa quê “ruột ngấm rượu sầu, nỗi nhớ đầm nước mắt” nọ. Nhất là đu ban công, đu ban công là ultimate solution của tất cả các trường hợp buồn tình tè ị mà xung quanh không có ai/chỗ nào để giải quyết; các ông chắp bút thơ thẩn để gọi là experience với thể loại từ ẽo uột không được coi là văn chính thống =)) mà lười xáng tạo thì cũng đều nhét đu-ban-công vào để cho thêm phần melodrama =))

Riêng cái “nào tiếng dìu dặt” mà nguyên văn là “thanh thanh mạn” thì chắc do mình nhạy cảm. “Thanh thanh mạn” là tên một điệu từ, mà nhắc tới thì ai cũng phải nghĩ đến bài “Thanh thanh mạn” của Lí Thanh Chiếu – một thứ kinh điển trong nghệ thuật chọn chữ nhả âm, kinh điển trong nỗi niềm mình lại thương mình xót xa luôn. Thầy mình dịch tên điệu từ này là “every sound is delicate” – tiếng nào tiếng nấy luống mỏng manh, đẹp, nhưng mỏng tang.

Đoạn thứ hai của điệp khúc thì hưởng sái cấu trúc của đoạn một, nên tạm dịch cho nó khỏi cũn cỡn quá =)) Chứ về hình ảnh thì nó chẳng được thoát như những đoạn mượn thơ từ.

Phim Sở Lưu Hương có Lâm Phong với Trương Mông đóng, nhạc phim cũng là loại hưởng sái từ thơ của mấy ông già này (lại là Lí Thương Ẩn chàng hot-ông năm ấy =)))))) Nói chung là đọc tiếng tàu cứ xúc tích gọn gàng thì không sao, còn lề mề dài dòng như phần lớn các loại phim ảnh và ngôn lù đâm mí ngày nay thì thôi xin chào quyết chiến quyết thua =)) Poetic imagery trong văn học cổ của Tàu (mà hình như ở ta gọi là hình ảnh/bút pháp ước lệ) nó như những giọt mưa to tròn trong trẻo lơ lửng trên giời, chạm vào giọt nào là một thế giới riêng của nó mở rộng vô cùng tận, nhưng nhìn ngoài vào chỉ là một hạt tròn trịa tựa như cái vỏ chữ nghĩa của nó thôi vậy.

(ghi tạm lại trong lúc lên cơn snobbish khinh văn học đại chúng và cả dân chúng bị nationalist discourse làm mờ mắt trong những ngày tung huê yêng hùng lại ném cứt qua nhà mình rồi nhà mình cũng ném cứt lại hai bên so xem cứt bên nào thối hơn =))))))))))) chắc có ngày đây sẽ thành chứng cớ em nà việt dzan đây hãy đợi đấy =))))))))))))

5 thoughts on “nghệ thuật (từ ngữ) là ánh giăng dối lừa

    • có gì hốt đâu
      tại ngộ ra nationalist discourse kinh tởm dzư lào thôi =)) ngộ ra thêm mấy mặt tờ-rận dùng nó =)) thấy khiếp =))
      bèn quẩy đít đi quyết coi tiếp phim tàu nghe nhạc tàu cho bõ tức =))) mỗi người một cuộc chiến =)))

      Like

  1. t thích đọc mí như vầy lắm
    có gì hay hay đẹp đẹp thì hãy chém gió cho bạn bè cùng nghe nhe : D
    cỡ mi mà gặp thầy yêu quý của ta (thầy dạy discourse đới) thì zui bít bao

    Like

    • đang nửa hông muốn đi học nửa muốn
      hông muốn đi vì nhiều ní do nhưng muốn đi vì muốn gặp các thầy (và cô) những người già iu wí
      chán quá sao không thể chỉ đơn giản là học =)))))

      Like

Leave a reply to xữa Cancel reply